Kiến thức mới

|

Kiến Thức Chung

LƯU Ý KHI CHUYỂN NHƯỢNG VĂN PHÒNG CHO THUÊ TẠI SÀI GÒN

Theo admin 21:24:00 14-03-2022


Trong việc kinh doanh, vấn đề sang nhượng hợp đồng cho thuê văn phòng là việc thường thấy. Có nhiều chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ chọn hình thức này để khởi đầu cho hoạt động kinh doanh của mình vì có thể tái sử dụng lại cơ sở vật chất vốn cùng lượng khách hàng cũ nhằm tối ưu chi phí, thời gian và công sức. Tuy nhiên, ngoài ưu điểm còn có cả những nhược điểm. Vậy nên, hãy cùng AZOFFICE theo dõi bài viết dưới đây để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra nhé!

  1. Xác định chủ thể chuyển nhượng 

Cần làm rõ thông tin của người chuyển nhượng văn phòng cho bạn xem họ là chủ sở hữu hay chỉ là người thuê rồi cho thuê lại. Nếu là chủ sở hữu thì có thể an tâm, nhưng nếu chỉ là người thuê thì bạn cần phải suy xét kỹ hơn. Hãy yêu cầu người đó cung cấp đầy đủ giấy tờ trong hợp đồng thuê của họ và chủ sở hữu để biết rõ thời hạn sử dụng còn thời gian bao lâu và người sang nhượng được phép chuyển quyền kinh doanh.

Một số loại giấy tờ cơ bản mà bạn được quyền và phải yêu cầu bên sang nhượng cung cấp bao gồm: hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh đã được công chứng và có chữ ký của chủ nhà và người thuê, giấy đăng ký kinh doanh có chứng nhận của cơ quan Nhà nước, giấy chứng nhận hình thức kinh doanh...

Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng người sang nhượng lại mặt bằng không sang nhượng lại cho nhiều người khác nếu không bạn sẽ dễ bị lừa khi giao tiền chuyển quyền kinh doanh. Bạn cũng cần phải xem xét cửa hàng được sang nhượng thuộc hình thức kinh doanh nào (kinh doanh hộ cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty...) để có những thủ tục pháp lý phù hợp.

  1. Xem xét kỹ hợp đồng sang nhượng

Hợp đồng sang nhượng văn phòng phải đảm bảo có đủ các thông tin như: Đối tượng chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng, các loại tài sản hữu hình và vô hình hiện có, những quy định, điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên, thời hạn sang nhượng trong bao lâu, chi phí sang nhượng là bao nhiêu… Lưu ý những điều khoản này càng chi tiết, rõ ràng càng tốt bởi nó sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất.

Để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra, bạn đừng quên đưa vào điều khoản về việc chấm dứt hợp đồng, giải quyết vi phạm hợp đồng, phạt hợp đồng khi một trong 2 bên không tuân thủ các nghĩa vụ đã cam kết. Hợp đồng ký kết phải có chữ ký của 2 bên và nên được công chứng để đảm bảo hơn về giá trị pháp lý khi chuyển nhượng.

  1. Tìm hiểu lý do chủ cũ sang nhượng

Lý do thứ 1: doanh nghiệp hiện tại đang gặp khó khăn về tài chính, mất khả năng chi trả mặt bằng, xoay vòng vốn nên buộc phải thu hẹp lại diện tích hoặc di dời sang vị trí có giá thuê thấp hơn.

Lý do thứ 2: tình hình hoạt động kinh doanh không tốt nên họ buộc phải chuyển đi. Với lý do này, bạn nên đánh giá khách quan lý do khiến họ kinh doanh không tốt là gì và hãy thử nghĩ cách khắc phục xem có thể cải thiện hay không. Nếu lý do làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh liên quan đến mặt bằng (không có chỗ đậu xe, ít người qua lại, khu vực không an ninh, vị trí bị ngập nước...) thì bạn nên cân nhắc kỹ việc sang nhượng để tránh rủi ro về sau.

Để có để tìm hiểu những lý do đó, bạn có thể thẳng thắn hỏi trực tiếp chủ cũ khi đến xem mặt bằng hoặc cũng có thể dò hỏi hàng xóm xung quanh đó. Từ đó, đánh giá khả năng kinh doanh tại địa điểm sang nhượng, tính khả thi và an toàn khi tiếp tục phát triển kinh doanh tại mặt bằng trước đó.

  1. Kiểm tra cơ sở vật chất, định giá sang nhượng

Thông thường khi sang nhượng, chủ cũ sẽ để hầu hết tài sản vật chất, trang thiết bị, máy móc liên quan. Tuy nhiên giao dịch này vẫn cần có các thỏa thuận kỹ về những vật dụng, đồ đạc để lại trong quá trình sang nhượng, tính giá hay không, nếu tính thì tính như thế nào và có biên bản liệt kê chi tiết kèm theo với hợp đồng khi ký kết.

Điều đó có nghĩa, việc định giá sang nhượng cửa hàng sẽ liên quan đến các yếu tố như hệ thống an ninh sẵn có, hàng hóa thanh lý, máy móc thiết bị, tên thương hiệu… Bạn cần phải xem xét kỹ và đánh giá chất lượng, khả năng tái sử dụng của những cơ sở vật chất đó để quyết định xem có mua thanh lý hay không, nếu mua thì với mức giá như thế nào.

Lưu ý với những cửa hàng sử dụng điện, nước nhiều và thường xuyên như cửa hàng giặt là, cửa hàng sửa chữa…, bạn nên chắc chắn rằng họ đã thanh toán các chi phi duy trì và phí dịch vụ khác trước khi chuyển đi. Vì nếu lơ là chi phí này, bạn sẽ thiệt hại một khoản khá lớn khi thanh toán vào cuối tháng. Trường hợp họ quên hoặc chuyển đi khi chưa đến hạn thanh toán, bạn có thể đề xuất việc thanh toán hộ và nhận tiền trước để đảm bảo không xảy ra tranh cãi về sau.

Qua bài viết này, AZOFFICE tin rằng các bạn sẽ trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về việc mở rộng kinh doanh bằng hình thức chuyển nhượng mặt bằng. Hãy lưu ý và cân nhắc những chia sẻ của bài viết và chúc các bạn tìm được cho mình một vị trí đẹp thuận lợi.

Xem thêm: KINH NGHIỆM BỎ TÚI KHI LỰA CHỌN THUÊ VĂN PHÒNG TẠI QUẬN PHÚ NHUẬN

VĂN PHÒNG QUẬN 10 GIÁ TỐT NHẤT HIỆN NAY


AZOFFICE - Hệ thống cho thuê Văn Phòng 

Liên Hệ: 0899 173 017 

Website: https://azoffice.vn/mat-bang

Địa Chỉ: Tầng 02, Tòa nhà RUBYLAND, 4 Lê Quát, Phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, TP HCM.